Triển khai thực tế Chất độc hại da

Yperit được Quân đội Đức sử dụng lần đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ 1, ngày 12.7.1917 ở Ypres (Bỉ), nhằm tạo ra lợi thế cho việc chống trả thành công những cuộc tiến công mùa hè của quân Đồng minh. Trong 10 ngày đầu của Chiến dịch Flaudern, pháo binh Đức đã bắn hơn một triệu quả lựu pháo (cối) chứa yperit (khoảng 2.500 tấn) làm cho khoảng 20 nghìn binh lính Anh bị thương do nhiễm độc yperit.[1]

Trong Chiến tranh thế giới thứ 1 cả 2 phía Đức và Đồng minh đã sử dụng 9 triệu quả đạn pháo chứa yperit (khoảng 12.000 tấn yperit), trong đó phía Đức 5.000 tấn. Số chất độc trên đã loại khỏi vòng chiến đấu 400 nghìn binh lính. Năm 1936, mặc dù ItaliaEthiopia là thành viên của Nghị định thư cấm vũ khí hóa học 1925, nhưng Quân đội phát xít Ý đã 19 lần sử dụng quy mô lớn bom đạn hóa học (yperit, phosgen, chất độc kích thích) chống lại Ethiopia làm trên 15 nghìn người bị chết và bị thương.[1]

Trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1940-1943) đã có hơn 2 nghìn lần Quân đội Nhật sử dụng vũ khí hóa học yperit, lewisit để sát hại nhân dân và Hồng quân Công nông Trung Quốc làm 300 nghìn người chết và rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi các chất độc trên.[1]

Hiện nay, ở đông bắc Trung Quốc số lượng đạn pháo hóa học mà Quân đội Nhật để lại ước chừng khoảng trên 1 triệu quả. Gần đây nhất trong cuộc chiến tranh giữa Iran và Irăc (1979), 2 bên nhiều lần sử dụng chất độc thần kinhchất độc hại da. Theo đánh giá của Iran, số thiệt hại về người do vũ khí hóa học của Irăc đối với binh sĩ Iran khoảng 50 nghìn người.[1]